Sử dụng thuốc hạ sốt theo Tây y và Đông y

Bối cảnh dịch bệnh đầu năm 2022 tại Việt Nam: Hiện nay dịch bệnh SARs-Covi-2 vẫn đang diễn tiến lây lan mạnh tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới nhưng đang được kiểm soát dần trở thành bệnh đặc hữu. Tại Việt Nam với chiến dịch vắc xin toàn quốc đã phủ trên 90% người trưởng thành và 75% dân số tạo ra sự thành công vô cùng to lớn trong việc kiểm soát dịch bệnh và đưa cuộc sống đang dần trở lại hoạt động bình thường. Mặc dù số ca lây nhiễm đang gia tăng rất nhanh nhưng số lượng khỏi bệnh cũng rất lớn và tỉ lệ tử vong ngày càng giảm sâu. Ðiều này chứng tỏ miễn dịch cộng đồng đã phát huy tác dụng rõ ràng. Tuy nhiên tình trạng di chứng hậu Covid cũng đang trở thành vấn đề lớn tạo gánh nặng cho các bệnh nhân và xã hội. Với sự lây lan nhanh và nhiều F0 trên cả nước mỗi ngày, chúng ta cần đẩy mạnh cách tiếp cận điều trị đúng sớm và hiệu quả cho người dân, đặc biệt là nhóm đối tượng chưa tiêm chủng vắc-xin và nhất là trẻ em.

Cách tiếp cận xử trí triệu chứng sớm cho người bệnh cảm nhiễm siêu vi nói chung và SAR-Covi-2 nói riêng: Bài viết này đề cập đến phương pháp điều trị triệu chứng quan trọng trong giai đoạn đầu của bệnh Covid chính là ‘Sốt’. Trong các thuốc cần chuẩn bị trong tủ thuốc gia đình, thuốc hạ sốt là thuốc đầu bảng bạn cần phải dự trữ. Lý do thứ nhất vì sốt là một phản ứng cấp tính dễ dàng gây ra biến chứng với trẻ em, người bệnh nền nặng hoặc miễn dịch yếu và người cao tuổi. Vì thế chúng ta cần khẩn trương hạ sốt ngay khi có nguy cơ sốt sẽ lên quá cao. Lý do nữa đó là thuốc hạ sốt lại tương đối an toàn và dễ dùng, có thể tự dùng tại nhà mà ít khi gây ra những phản ứng đặc biệt nghiêm trọng. Nên bạn rất cần thiết chuẩn bị thuốc này sẵn sàng để dùng khi cần xử trí đúng thuốc sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng rõ rệt và giảm thiểu nguy cơ di chứng trong ngắn và dài hạn cho bệnh nhân Covid. Do đó, chúng ta cần chú ý sử dụng các biện pháp không dùng thuốc và các thuốc thành phẩm thảo dược đã được bào chế sẵn tiện tiếp cận và sử dụng. Sử dụng đúng mức độ liều dùng và hạn chế tối đa tác dụng phụ độc hại của thuốc tây trong hạ sốt là rất quan trọng để nhanh chóng phục hồi sức khỏe và không bị suy cơ quan. Phân tích cụ thể về thuốc hạ sốt Tây y và Ðông y để giúp chúng ta so sánh chọn lựa sử dụng đúng loại, đúng lúc và đúng liều.

Cơ chế gây sốt và tác dụng thuốc hạ sốt theo Tây y:

Cơ chế gây sốt và tác dụng thuốc hạ sốt theo Tây y

Sốt có thể do nhiều yếu tố gây ra gồm vi khuẩn và nội độc tố vi khuẩn, virus, nấm, xoắn khuẩn, các phản ứng miễn dịch, các hormon điển hình là progesterol, các thuốc và các polynucleotid tổng hợp. Các chất này gọi chung là chất gây sốt ngoại sinh (pyrogens). Chất gây sốt ngoại sinh gây sốt thông qua một chất trung gian gọi là chất gây sốt nội sinh, đó là interleukin 1 (IL – 1) và interleukin -6 (IL-6). IL-1 và IL-6 được bạch cầu đơn nhân và đại thực bào bài tiết ra khi có tác động của các chất sinh nhiệt ngoại sinh. IL – 1 và IL-6 được máu đưa tới trung khu điều hòa thân nhiệt ở vùng dưới đồi thị rồi gắn vào các neuron cảm nhận nhiệt độ ở vùng trước thị giác của đồi thị và “đặt lại chuẩn” của trung tâm điều hòa thân nhiệt lên mức cao hơn. Khi đó làm cho thân nhiệt bình thường trở nên thấp hơn “mức chuẩn” mới làm người ta có cảm giác ớn lạnh, sởn gai ốc, run và co mạch ngoại vi làm da và niêm mạc tái. Ðây là triệu chứng khởi đầu của cơn sốt và là cơ chế làm tăng thân nhiệt. Khi thân nhiệt đạt tới “mức chuẩn” mới thì quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt cân bằng và sốt duy trì thân nhiệt độ ở mức cao. Khi nguyên nhân sốt được loại bỏ thì mức “nhiệt độ chuẩn” trở lại bình thường làm người bệnh cảm thấy quá nóng và thân nhiệt đang ở mức cao. Khi đó bệnh nhân bỏ chăn, vã mồ hôi, da ửng đỏ vì dãn mạch, tăng tần số thở, các phản ứng trên làm tăng thải nhiệt và sốt giảm. IL – 1 còn kích thích tổng hợp prostaglandin E1 (PGE1) gây hoạt hóa quá trình sinh nhiệt và giữ nhiệt, huy động bạch cầu từ các kho dự trữ trong tuỷ xương, gây hóa ứng động với bạch cầu tới các nơi vi khuẩn xâm nhập, làm tăng giải phóng enzym và tăng hoạt tính thực bào của bạch cầu. Ðây là cơ chế bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh. IL – 1 có trong các tế bào hình sao của não được giải phóng vào não gây hoạt hóa các neuron gây ngủ sóng chậm, gây ra tình trạng ngủ gà, ngủ lâu khi sốt có tác dụng bảo vệ tế bào não.

Thuốc hạ sốt cần lưu ý thuốc không có tác dụng điều trị nguyên nhân mà chỉ làm giảm triệu chứng nên khi thuốc được thải trừ sẽ sốt trở lại. Các thuốc này đều ức chế tổng hợp prostaglandin nên dễ gây thiếu máu ở các cơ quan, giảm tạo chất nhầy bảo vệ của đường tiêu hóa, dễ gây viêm và loét đường tiêu hóa. Thuốc “chanh chấp” với vitamin K, ức chế kết dính tiểu cầu dễ gây ra chảy máu. Vì vậy không được dùng các thuốc trên cho người có tiền sử bị viêm loét hoặc chảy máu dạ dày – hành tá tràng, nên uống thuốc sau ăn, không dùng trong sốt xuất huyết và các bệnh nhân có bệnh thận, bệnh gan, cao huyết áp.

Chọn thuốc hạ sốt loại nào? Thuốc hạ sốt trên thị trường rất nhiều loại với các dạng khác nhau Câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ lựa chọn loại nào. Trong các tình huống thông thường, khuyên bạn nên chọn paracetamol (còn gọi là acetaminophen). Trên thị trường còn một loại thuốc hạ sốt nữa là aspirin (thuốc kháng viêm NSAIDs) nhưng loại này khó dùng hơn, nhiều tác dụng phụ và có một số đối tượng chống chỉ định. Vì thế, tốt nhất bạn nên chọn paracetamol. Tuy là loại thuốc thông thường có thể tự sử dụng nhưng đặc biệt cần lưu ý khi phải dùng thuốc cho trẻ nhỏ và người cao tuổi. Ưu điểm của loại này: tác dụng nhanh, an toàn, ít có biến chứng, hiệu lực hạ sốt mạnh và dễ sử dụng.

Chọn loại thuốc paracetamol nào phù hợp: Khi ra nhà thuốc, chúng ta thường được dược sĩ giới thiệu nhiều loại để lựa chọn cho cùng một loại thuốc paracetamol. Chung quy lại có một số loại sau đây:

  • Loại paracetamol đơn thuần: Loại này chỉ có tác dụng hạ sốt và kháng viêm nhẹ, có tác dụng hạ sốt rất mạnh, thích hợp dùng hạ sốt cho trẻ bị sốt do mọc răng, sốt phát ban, sốt virut. Người bán thuốc hay gọi là efferalgan xanh.
  • Loại có kết hợp với codein: Loại này vừa có tác dụng hạ sốt, vừa có tác dụng chống đau đầu, thích hợp với người lớn bị sốt do bị nhiễm virut, sốt có kèm theo đau đầu, đau mỏi cơ khớp. Người bán thuốc hay gọi là effralgan đỏ.
  • Loại có kết hợp với chlorpheniramine: Loại này thích hợp với các loại sốt do cúm, do viêm họng, viêm đường hô hấp.
  • Thuốc hạ sốt dạng viên nén: thích hợp với người lớn và người già, loại dạng gói bột, viên đạn, cao dán thích hợp với trẻ em. Như vậy, tùy thuộc vào gia đình bạn có những thành viên nào mà chúng ta lựa chọn dạng thuốc dùng cho phù hợp.

        Nếu là người lớn thì nên mua efferalgan xanh và đỏ. Tùy từng trường hợp mà dùng cho thích hợp. Dạng này bào chế với hàm lượng 500mg, có thể mua mỗi thứ 1 vỉ, gồm 4 viên.

        Nếu là trẻ em thì nên mua thêm hai loại khác, bao gồm: thuốc dạng gói bột có hương vị cam, chanh, dâu… (hoặc cao dán) và dạng viên đạn. Khi trẻ có thể uống được thì pha gói cho trẻ uống. Ở dạng này thuốc sẽ được hấp thu tốt hơn, đỡ phải dùng liều cao hơn. Còn nếu trẻ sốt li bì, không uống được, hay nôn trớ, bạn có thể dùng cao dán hoặc dùng viên đạn nhét hậu môn. Dùng viên đạn là đơn giản nhất. Lưu ý, thuốc dùng cho trẻ em lúc này dùng theo dạng hàm lượng chi tiết cụ thể. Dạng gói bột được bào chế dưới hai hàm lượng: 80mg và 250mg. Dạng 80mg dùng cho trẻ em có cân nặng từ 5-12kg, tức là từ khi sinh đến khoảng 1 tuổi. Dạng 250mg dùng cho trẻ từ 13-50kg, tức là trẻ từ 2 – 15 tuổi. Dạng viên đạn được bào chế với 3 hàm lượng: 80mg, 150mg và 300mg. Dạng 80mg dùng cho trẻ từ 4-6kg, tức là trẻ từ 1-5 tháng tuổi. Dạng 150mg dùng cho trẻ có cân nặng từ 7-12kg, tức là từ 6 tháng-1 tuổi. Dạng viên đạn 300mg dùng cho trẻ từ 13-24kg, tức là trẻ từ 2-9 tuổi.

Uống thuốc như thế nào: Cách dùng rất đơn giản nhưng phải tuân theo các quy tắc chặt chẽ như sau: Khi trong gia đình có người sốt từ 390C thì đã có thể cho dùng thuốc hạ sốt. Với trẻ em khi sốt trên 38,50C thì nên dùng ngay vì tốc độ diễn tiến sốt của trẻ đến 390C, 400C là rất nhanh. Ðây là hai ngưỡng nhiệt độ nguy hiểm.

Thông thường, với người lớn thì nên dùng liều 2-3 lần/ngày, mỗi lần 1 viên. Với trẻ em thì nên dùng 3-4 lần/ngày, mỗi lần dùng một gói hoặc một viên đạn. Không được dùng liên tiếp các liều trong vòng dưới 4 tiếng đồng hồ, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt cần theo hướng dẫn của thầy thuốc. Trước khi uống thuốc, bạn đo nhiệt độ một lần, đo bằng nhiệt kế thủy ngân, sau đó cho uống thuốc. Nếu sau 30 phút nhiệt độ không giảm có thể cho uống tiếp liều thứ 2. Nếu lần này sốt vẫn không hạ, bạn cần cho đi viện ngay. Không dùng một ngày quá 6 liều quy định liên tiếp.

Các trường hợp cần phải cho đi viện: sốt kéo dài quá 3 ngày, sốt mà dùng thuốc không hạ sốt, sốt quá cao, 40-410C (vừa phải cho dùng thuốc vừa cho đi viện ngay) sốt, có dùng thuốc nhưng bị dị ứng.

Ðặc biệt cần lưu ý không dùng thuốc nếu thấy dị ứng, không dùng thuốc với người bị bệnh viêm gan, trẻ em bị bệnh viêm gan vàng da do tắc mật. Các trường hợp này cấm dùng thuốc tại gia. Khi đó, có sốt, phải đưa đi bệnh viện và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Các dạng thuốc và biệt dược acetaminophen: Ðây là một loại thuốc hạ sốt và giảm đau nhưng không giảm sưng hay viêm. Acetaminophen được sản xuất dưới nhiều dạng, bao gồm: Viên nén, viên nén phóng thích kéo dài, viên nhai, viên nén hòa tan, viên nang, dung dịch chất lỏng hoặc hỗn dịch, siro. Các thuốc này thường được uống. Acetaminophen cũng có sẵn ở dạng viên đặt trực tràng.

Cảnh báo quá liều: Do acetaminophen được tìm thấy trong nhiều loại thuốc không cần toa, do đó bạn dễ bị sử dụng quá nhiều. Không nên uống hơn 4.000mg acetaminophen trong vòng 24 giờ. Giới hạn này bao gồm acetaminophen từ tất cả các thuốc khác nhau, thuốc theo toa hoặc không theo toa. Ðể an toàn, bạn tránh dùng nhiều hơn một sản phẩm có chứa acetaminophen cùng một lúc. Trong trường hợp quá liều, bạn hãy đi cấp cứu ngay lập tức.

Các tác dụng phụ: Khi uống theo chỉ dẫn, acetaminophen thường an toàn và dung nạp tốt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể gây các tác dụng phụ như: Buồn nôn, nôn, gây khó ngủ, phản ứng dị ứng, phản ứng da nghiêm trọng, bao gồm phát ban nặng. Các tác dụng phụ xảy ra khi sử dụng kéo dài nhiều hoặc quá liều.

Tác dụng phụ đáng lo ngại nhất là tổn thương gan: uống quá nhiều acetaminophen, có thể gây tổn thương gan. Trong trường hợp nặng, thuốc có thể dẫn đến suy gan, cần được ghép gan hoặc tử vong. Vì vậy, chỉ uống một loại thuốc có chứa acetaminophen tại một thời điểm và luôn cẩn thận làm theo hướng dẫn về liều lượng trên bao bì thuốc. Dùng thuốc acetaminophen cùng uống rượu cũng có thể gây tổn thương gan. Nói chung, bạn không nên dùng acetaminophen nếu uống rượu mỗi ngày.

Tương tác thuốc: Acetaminophen có thể tương tác với các thuốc khác. Tương tác thuốc là khi một chất thay đổi cách hoạt động của một loại thuốc. Ðiều này có thể gây hại hoặc ngăn chặn tác dụng của thuốc. Ví dụ về các loại thuốc có thể gây tương tác nguy hiểm khi sử dụng với acetaminophen bao gồm: Warfarin, thuốc làm loãng máu; Isoniazid, thuốc chống lao; Một số thuốc chống động kinh nhất định như carbamazepine và phenytoin.

Như vậy thuốc hạ sốt Tây y phổ biến được sử dụng hiện nay có nhiều tác dụng phụ nhất là trên gan. Ðặc biệt khi virut SARs-Covi-2 gây tổn thương nhiều cơ quan tim phổi và sinh đáp ứng viêm toàn thân và chuyển hóa độc tố qua gan thì việc sử dụng thuốc hạ sốt càng cần phải thận trọng và cân nhắc sử dụng biện pháp hạ sốt không dùng thuốc hoặc hạ sốt bằng thuốc thảo dược.

Cơ chế diễn tiến sốt do ngoại tà và 8 chốt xử trí theo Đông y:

Cơ chế diễn tiến sốt do ngoại tà và 8 chốt xử trí theo Đông y

 

Ghi chú: (1) Tư âm, (2) Thanh tâm, (3) Lương huyết, (4) Tả hỏa, (5) Giải biểu, (6) Phù chính, (7) Khu tà, (8) Thanh nhiệt.

Bài thuốc thảo dược giúp hạ sốt hiệu quả: Theo sơ đồ cơ chế trên sẽ có nhiều bài thuốc Ðông y giúp thanh nhiệt hạ sốt. Tuy nhiên sử dụng bài thuốc ‘Tê giác địa hoàng’ tiêu biểu về lương huyết giải độc. Nhiều bài thuốc khác nhằm thanh dinh, lương huyết, giải độc, cũng từ bài này mà biến hóa nên.

Thành phần:

  1. Tê giác 1-4
  2. Sinh địa 12-40
  3. Thược dược 8-12 gam (Xích thược).
  4. Ðơn bì 8-16

Cách dùng: Ngày dùng một thang, sắc nước chia 2 lần uống.

Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, thanh huyết tán ứ, thanh tâm.

Chữa chứng bệnh: Ngoại cảm nhiệt, nhiệt nhập dinh huyết, thấy sốt cao, thần không tỉnh táo, động huyết (gồm thổ huyết, chảy máu mũi, đại tiện ra huyết), phát ban mày đay, lưỡi gai đỏ, mạch sác nhỏ; ngày nay thường dùng chữa các chứng viêm gan cấp tính vàng da, gan hôn mê, chữa người mắc chứng đi đái ra máu, độc chứng bại huyết, u nhọt nước vàng, xuất huyết dịch do huyết nhiệt gây ra.

Giải thích bài thuốc: Bài này là bài thuốc tiêu biểu về lương huyết giải độc, nhiều bài thuốc khác nhằm thanh dinh, lương huyết, giải độc, cũng từ bài này mà biến hóa đi. Tê giác thanh tâm, lương huyết, giải độc; Sinh địa lương huyết, dưỡng âm thanh nhiệt, đó là những vị thuốc chủ yếu; phụ thêm Xích thược, Ðan bì nhằm lương huyết tiết nhiệt, hoạt huyết tán ứ. Tuy chỉ có 4 vị thuốc mà có thể thanh được nhiệt ở dinh huyết, thanh tâm và ngừng xuất huyết. Bài này thường dùng Xích thược vì nó có tác dụng lương huyết tán ứ mạnh hơn Bạch thược, thường dùng Sinh địa tươi vì nó lương huyết, ngừng xuất huyết mạnh hơn Sinh địa thường; Tê giác quý hiếm nên thường dùng ngưu hoàng do người làm hoặc sừng trâu thay thế (vị trước mỗi lần uống thẳng 0,5-1 gam, vị sau mỗi lần 20 gam – 40 gam sắc uống).

Thành phẩm Đông y chuyên trị sốt siêu vi: Dehovi là một thành phẩm sẵn có, tiện dùng, dễ cung cấp và bảo quản, được chế biến từ bài thuốc ‘Tê giác địa hoàng’ và đặc biệt gia thêm Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata), một vị thuốc thanh nhiệt giải độc mạnh giúp chống oxy hóa, kháng viêm, kháng vi sinh vật (Vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng…) thải trừ tác nhân ngoại tà theo Ðông y và giảm hiệu quả đáp ứng viêm toàn thân.

Với tiếp cận bảo vệ sức khỏe và trị bệnh không bị tác dụng phụ, hãy ưu tiên về thảo dược thiên nhiên chọn lựa thành phẩm thảo dược sử dụng trước, nếu đáp ứng hiệu quả thì không cần dùng thuốc tây, nếu đáp ứng kém thì có thể kèm paracetamol phối hợp. Như vậy, bệnh nhân sẽ yên tâm sử dụng thuốc đúng để sớm phục hồi sức khỏe, giải quyết bệnh tật và giảm thiểu độc hại cho cơ thể.

Tác giả: Ths.Bs Lê Minh Luật

SẢN PHẨM LIÊN QUAN

200.000 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

zalo-icon
facebook-icon