Tuổi tiền mãn kinh là thời điểm mà phái đẹp chuẩn bị bước vào giai đoạn “giông gió” của cuộc đời, chuyển tiếp đến thời kỳ mãn kinh. Đây là lúc cơ thể trải qua những xáo trộn của nội tiết tố nữ, gây ra những bất ổn cả về tâm sinh lý, sức khỏe, sắc đẹp. Do đó, hiểu rõ các triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ và có cách ứng phó phù hợp là giải pháp giúp chị em níu kéo thanh xuân và giữ cuộc sống viên mãn, hạnh phúc. Vậy dấu hiệu tiền mãn kinh là gì? Cách điều trị tiền mãn kinh như thế nào?
Tiền mãn kinh là gì?
Tiền mãn kinh là giai đoạn hoạt động của buồng trứng bắt đầu suy giảm và có những triệu chứng lâm sàng trước khi chuyển sang giai đoạn mãn kinh hoàn toàn. Giai đoạn tiền mãn kinh của mỗi người là khác nhau và có khi kéo dài cả chục năm.
Độ tuổi tiền mãn kinh là bao nhiêu?
Độ tuổi tiền mãn kinh ở mỗi phụ nữ không giống nhau, tùy theo thể chất của từng người. Theo đó, các dấu hiệu của giai đoạn tiền mãn kinh có thể thay đổi và xảy ra ở những thời điểm khác nhau theo từng người.
Có người phải đối mặt với những bất ổn của tuổi tiền mãn kinh khi bước vào tuổi 40, nhưng có người lại sớm hơn khi mà các dấu hiệu tiền mãn kinh điển hình như rối loạn kinh nguyệt, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, cáu gắt… lại xuất hiện từ tuổi 35. Các triệu chứng tiền mãn kinh có thể chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc kéo dài 2 – 5 năm hay thậm chí là 10 – 15 năm.
Vì vậy, phụ nữ nên lắng nghe cơ thể để sớm nhận diện các triệu chứng tiền mãn kinh, thay vì chỉ căn cứ vào độ tuổi.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiền mãn kinh
Tiền mãn kinh là giai đoạn đầu trong quá trình mãn kinh của phụ nữ, khi cơ thể bắt đầu gặp trục trặc, dẫn đến sản xuất estrogen và progesterone không đủ nhu cầu cơ thể. Có một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tiền mãn kinh, bao gồm:
- Tuổi tác: Tuổi tác là yếu tố chính gây ra tiền mãn kinh ở phụ nữ. Thông thường, phụ nữ trên 42 tuổi sẽ bắt đầu trải qua giai đoạn tiền mãn kinh. Tuy nhiên, không ít trường hợp, phụ nữ tuổi băm (trước 35 tuổi) hoặc trễ hơn 50 tuổi mới bắt đầu bước vào giai đoạn “bão tố” này.
- Yếu tố di truyền: Gen cũng có thể ảnh hưởng đến thời điểm tiền mãn kinh của phụ nữ. Nếu mẹ hay chị em gái của bạn đã trải qua tiền mãn kinh sớm, có khả năng bạn cũng sẽ có xu hướng tiền mãn kinh sớm.
- Sức khỏe tổng thể: Tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến thời gian tiền mãn kinh. Ví dụ, nếu phụ nữ mắc các bệnh lý như tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh thận hoặc suy giảm chức năng gan… tiền mãn kinh có thể đến sớm hơn so với người bình thường khác.
- Phẫu thuật hoặc điều trị bằng tia X/hóa trị: Một số phẫu thuật như cắt tử cung, thắt ống dẫn trứng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và dẫn đến tiền mãn kinh sớm. Ngoài ra, phụ nữ trải qua quá trình điều trị ung thư bằng các phương pháp như tia X và hóa trị cũng có thể làm giảm hoạt động của các tuyến nội tiết và tiền mãn kinh sớm hơn.
- Lối sống và môi trường: Thói quen sinh hoạt không điều độ (thiếu ngủ, ăn uống không đủ chất… ) và môi trường bị ô nhiễm nặng cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian mãn kinh. Ví dụ, hút thuốc lá, sử dụng rượu và chất kích thích, thiếu hoạt động thể chất, ăn ít chất xơ và giàu chất béo có thể tăng nguy cơ tiền mãn kinh sớm.
- Yếu tố tâm lý: Các tình trạng căng thẳng, áp lực công việc và tâm lý không ổn định cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và gây ra tiền mãn kinh.
Tuy nhiên, mỗi phụ nữ có thể có tình trạng tiền mãn kinh khác nhau và nguyên nhân tác động cụ thể cũng không giống nhau. Nếu có quan ngại về tình trạng tiền mãn kinh của mình, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe một cách chính xác nhất.
Top 16 dấu hiệu tiền mãn kinh thường gặp
– Theo Chuyên gia Lưu Thị Hồng – Tổng thư ký Hội Phụ Sản Việt Nam, ngay từ tuổi 30 – 35, có đến ¼ phụ nữ đã bắt đầu đối mặt với những “sóng gió” tiền mãn kinh trên cả 3 phương diện sức khỏe, sắc đẹp và đời sống sinh lý. Cụ thể:
Kinh nguyệt không đều
Sự xáo trộn của bộ 3 nội tiết tố nữ (Estrogen, Progesterone và Testosterone) khiến trứng không trưởng thành và rời khỏi buồng trứng, dẫn đến kinh nguyệt không đều, có tháng đến sớm, có tháng đến muộn hoặc đôi khi 2 – 3 tháng mới có kinh một lần, lượng máu kinh thay đổi có thể rất nhiều hoặc rất ít, số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày và không ổn định ở mỗi tháng.
Giảm ham muốn, khó đạt khoái cảm
Có khoảng 17 – 45% phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn bị giảm ham muốn và khó đạt khoái cảm.
Sự sụt giảm của nội tiết tố Estrogen khiến các mô ở âm đạo bị mất chất bôi trơn và độ đàn hồi. Điều này sẽ làm cho thành âm đạo trở nên mỏng, khô, teo, dễ rách, chảy máu khi quan hệ. Ngoài ra, tình trạng căng thẳng, trầm cảm, lo lắng kéo dài cũng góp phần làm giảm nhu cầu ham muốn tình dục và cản trở việc đạt cực khoái.
Khô âm đạo
Âm đạo giảm tiết dịch và độ đàn hồi khiến mỗi lần “gần gũi” chồng như một cực hình vì cảm giác khó chịu, đau rát. Đây là lý do mà nhiều chị em phụ nữ dần né tránh và sợ hãi chuyện chăn gối khi bước vào thời kỳ mãn kinh. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý và hạnh phúc đôi lứa, “khô hạn” còn làm tăng nguy cơ nguy cơ viêm nhiễm và gia tăng nguy cơ trầm cảm ở phái đẹp.
Mất ngủ, gián đoạn giấc ngủ
Những thay đổi về nội tiết tố cùng với tình trạng bốc hỏa, đổ mồ hôi ban đêm diễn ra thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ gồm những biểu hiện như khó dỗ giấc ngủ (lên giường 30 phút nhưng vẫn không ngủ được), giấc ngủ bị gián đoạn (ngủ không sâu, nửa đêm thức dậy trên một lần), thức dậy quá sớm chừng 2 – 3 giờ sáng và không ngủ lại được.
Mất ngủ làm phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, khó tập trung làm giảm năng suất làm việc và giảm chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy, mất ngủ gây ra cảm giác thèm ăn ở khoảng 33% và có đến 50% trong số này bị béo phì. Điều này là tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp. Đây là lý do rối loạn giấc ngủ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch lên đến 48%.
Nhiều chị em phụ nữ vì không thể chịu được tình trạng mất ngủ kéo dài nên đã tìm đến các loại thuốc ngủ, thuốc an thần, tuy nhiên, theo các chuyên gia biện pháp này không chỉ không giải quyết tận gốc vấn đề mà còn khiến chị em phụ thuộc vào thuốc và làm cho tình trạng khó ngủ tiền mãn kinh khó kiểm soát và trầm trọng hơn.
Chậm chuyển hóa, dễ tăng cân
Theo các chuyên gia, tuổi tác càng cao thì quá trình trao đổi chất trong cơ thể càng chậm lại. Cùng với đó, phụ nữ tiền mãn kinh thường xuyên rơi vào tình trạng mệt mỏi, lo âu, căng thẳng, mất ngủ sẽ tạo điều kiện cho sự tích tụ của các tế bào mỡ, Estrogen sụt giảm khiến chất béo có xu hướng tích tụ ở bụng, hông, đùi, đồng thời, cơ thể có xu hướng lưu trữ nhiều chất béo hơn và làm chậm khả năng đốt cháy chất béo của quá trình trao đổi chất.
Tăng cân quá mức và mất kiểm soát không chỉ khiến phụ nữ tự ti về ngoại hình mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim, cao huyết áp, các vấn đề về hô hấp, ung thư cổ tử cung, ung thư vú…
Chóng mặt
Chóng mặt xảy ra do sự suy giảm đột ngột của nồng độ hormone trong cơ thể. Để khắc phục tình trạng chóng mặt do tiền mãn kinh, bạn nên duy trì chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, tập thể dục lành mạnh. Ngoài ra, nếu bạn gặp phải tình trạng chóng mặt dữ dội và thường xuyên, hãy đến gặp bác sĩ, vì đôi khi nguyên nhân là do một bệnh lý nào đó.
Trầm cảm, lo âu, thay đổi tính tình
Một trong những dấu hiệu thường gặp tiền mãn kinh đó là chị em rất dễ nóng giận, dễ trở nên nhạy cảm quá mức, hay lo âu, sợ hãi, buồn phiền. Nếu họ không được chia sẻ và giải tỏa có thể dẫn đến trầm cảm.
Giảm khả năng sinh sản
Giảm khả năng sinh sản là dấu hiệu điển hình của thời kỳ tiền mãn kinh. Bên cạnh hệ quả rối loạn kinh nguyệt, do buồng trứng gặp trục trặc khi phóng thích trứng sẽ khiến việc thụ thai tự nhiên của phụ nữ trong độ tuổi này gặp khó khăn. Nhiều trường hợp phụ nữ ở độ tuổi này phải nhờ đến sự can thiệp của y khoa nếu muốn có con.
Da khô và gặp các vấn đề về da
Một trong những dấu hiệu tiền mãn kinh dễ nhận thấy là làn da của bạn đang dần “xuống cấp”, khô ráp, chảy xệ, mỏng dần, dễ bị kích ứng, dễ bị bầm tím… Tình trạng mất collagen khiến khả năng đàn hồi của da bị giảm, các nếp nhăn dần hình thành. Ngoài ra, thời kỳ mãn kinh chị em phụ nữ còn xuất hiện mụn, phát ban, các
vết thương ngoài da lâu lành hơn so với trước kia.
Vị giác kim loại
Vị giác kim loại là một trong nhiều triệu chứng có thể xảy ra ở giai đoạn tiền mãn kinh. Khi cơ thể nữ giới bắt đầu trải qua các biến đổi hormon và thay đổi sinh lý, một số chị em cảm giác có vị giác lạ hoặc khó chịu. Điều này thường được mô tả như một hương vị hoặc mùi kim loại xuất hiện trong miệng ngay cả khi miệng không tiếp xúc với bất kỳ loại kim loại nào.
Nguyên nhân chính của vị giác kim loại ở tiền mãn kinh chưa được rõ ràng, nhưng nó có thể liên quan đến sự thay đổi hormon và ảnh hưởng của đến hệ thần kinh.
Móng tay giòn, tóc rụng
Nồng độ Estrogen và Progesterone sụt giảm thời kỳ tiền mãn kinh là nguyên nhân chính khiến tóc rụng và móng tay giòn. Estrogen và Progesterone là hai hormone chịu trách nhiệm trong việc duy trì mái tóc và móng tay khỏe mạnh. Ngoài ra, tình trạng làn da trở nên khô ráp trong thời kỳ tiền mãn kinh khiến da đầu của bạn có thể bị khô và dễ gãy rụng hơn.
Suy giảm trí nhớ, giảm tập trung
Trong giai đoạn tiền mãn kinh, các hormone như estrogen và progesterone bắt đầu thay đổi và giảm dần. Estrogen đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của não và hệ thống thần kinh. Khi mức estrogen giảm, có thể xảy ra sự gián đoạn trong quá trình truyền tải thông tin giữa các tế bào não, gây suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung kém dần.
Các triệu chứng suy giảm trí nhớ và khó tập trung ở tuổi tiền mãn kinh thường thấy là:
Quên các thông tin cơ bản như tên người quen, địa chỉ, số điện thoại…
Khó tập trung vào một công việc trong thời gian dài.
Mất khả năng theo dõi và hoàn thành các công việc hàng ngày.
Gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ và diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng.
Cảm thấy mất tự tin vì không thể nhớ những điều cơ bản…
Thay đổi nồng độ cholesterol
Hoạt động của hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng suy giảm dẫn đến sự xáo trộn của các nội tiết tố trong cơ thể kéo theo những thay đổi bất lợi về nồng độ Cholesterol trong máu, điều này làm gia tăng cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) – cholesterol xấu và sụt giảm cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) – cholesterol tốt. Tình trạng này kéo dài làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm ở phụ nữ.
Bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm
Bốc hỏa là một trong những triệu chứng phổ biến của tiền mãn kinh. Có khoảng ⅔ phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh phải trải qua hiện tượng này. Bốc hỏa là cảm giác nóng đột ngột, thường khởi phát đột ngột bằng cảm giác nóng ở vùng mặt, phần trên ngực và sau đó lan ra toàn thân. Cảm giác nóng bừng kéo dài 2 – 4 phút và có thể kèm với toát mồ hôi, mồ hôi có thể ra ít hoặc nhiều, khiến chị em mệt mỏi, khó chịu và bị đánh thức bởi cơ thể ướt đẫm mồ hôi, thỉnh thoảng tim đập nhanh và sau đó là lạnh run. Mỗi ngày, bạn có thể bị triệu chứng khó chịu này “ghé thăm” vài lần, đặc biệt là lúc nửa đêm, khi đang ngủ.
Mùi cơ thể
Nồng độ Estrogen sụt giảm gây nhiễm loạn đến vùng dưới đồi. Điều này khiến cơ thể bị bốc hỏa và đổ nhiều mồ hôi. Tình trạng đổ nhiều mồ hôi có thể là nguyên nhân gây ra mùi cơ thể. Để hạn chế tình trạng bạn hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, quản lý căng thẳng và mệt mỏi. Ngoài ra, nên chọn quần áo có chất liệu thoáng mát, tắm rửa thường xuyên và có thể sử dụng các sản phẩm khử mùi cơ thể.
Giảm mật độ xương, tăng nguy cơ loãng xương
Nội tiết tố Estrogen cũng đảm nhiệm vai trò bảo vệ sức khỏe của xương. Khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, nếu mức độ Estrogen sụt giảm trầm trọng, mật độ xương sẽ bị mất nhanh, khiến cho xương bị xốp, yếu đi, giòn và dễ gãy. Để khắc phục tình trạng này, chị em phụ nữ cần bổ sung nhiều canxi và vitamin D trong chế độ ăn hàng ngày, tập luyện thể dục thể thao đều đặn. Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc kê đơn của bác sĩ để bù đắp lượng canxi đã mất cho cơ thể.
Cùng với estrogen, testosterone (lượng nhỏ nội tiết này được sinh ra ở tuyến thượng thận và buồng trứng), đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển và duy trì mô và xương của phụ nữ. Do đó, suy giảm nồng độ testosterone cũng làm tăng nguy cơ gây loãng xương ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Chẩn đoán tiền mãn kinh
– Quá trình tiền mãn kinh là một sự chuyển đổi diễn ra từ từ trong cơ thể nên không có thử nghiệm đơn lẻ nào có thể xác định chính xác được người phụ nữ có đang ở trong quá trình này hay không. Các bác sĩ sẽ xem xét ở nhiều khía cạnh như tuổi tác, lịch sử kinh nguyệt, cũng như các triệu chứng và thay đổi của cơ thể mà chị em đang trải qua.
– Ngoài ra, nếu người phụ nữ dưới 40 tuổi và không còn hiện tượng kinh nguyệt nữa hoặc đã bị cắt tử cung mà có xuất hiện các triệu chứng cơ năng của mãn kinh, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm định lượng nội tiết buồng trứng và tuyến yên để chẩn đoán mãn kinh. Nếu FSH ≥ 40 mIU/ml và Estradiol thấp, khoảng dưới 50 pg/l có thể người phụ nữ ấy đang mãn kinh.
Điều trị tiền mãn kinh có được không?
Tiền mãn kinh là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể nên hầu hết các trường hợp không cần sự can thiệp y tế hay điều trị. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng tiền mãn kinh gây ra nhiều khó chịu, phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý thì việc tìm cách khắc phục là điều cần thiết. Thử cải thiện những rắc rối của giai đoạn này bằng những giải pháp đơn giản như:
Ăn uống khoa học
Khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, chị em phụ nữ cần bổ sung đa dạng nhiều loại thực phẩm, đây là cách đơn giản không chỉ giúp cung cấp đầy dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu của tiền mãn kinh.
Đặc biệt, nên tăng cường chất đạm, axit béo, chất xơ, canxi và vitamin vào thực đơn hàng ngày. Cụ thể:
Chất đạm
Thời kỳ tiền mãn kinh, khối lượng cơ bắt đầu sụt giảm. Do đó, bạn nên tăng lượng protein trong khẩu phần ăn để duy trì khối lượng cơ cũng như điều chỉnh cảm giác thèm ăn và lượng đường trong máu. Protein có nhiều trong các loại thịt nạc, thịt gia cầm, cá, trứng, các loại đậu…
Axit béo Omega-3
Axit béo Omega-3 có liên quan đến việc giảm viêm, cải thiện tâm trạng và phòng ngừa bệnh tim mạch, bệnh trầm cảm. Các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu… chứa nguồn axit béo dồi dào.
Ngoài ra, viên uống dầu cá cũng có thể cung cấp nguồn axit béo cho cơ thể, tuy nhiên trước khi sử dụng cần được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
Chất xơ
Chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, nhờ đó hạn chế được cảm giác thèm ăn và duy trì cân nặng. Đặc biệt, chất xơ giúp làm giảm nguy cơ mắc đột quỵ, bệnh tim và ung thư. Ưu tiên lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ như các loại rau, củ quả, bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, trái cây. Ngoài ra, rau họ cải như bông cải xanh, cải bó xôi giúp hỗ trợ tăng nồng độ Estrogen giúp phòng ngừa ung thư vú.
Canxi
Bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, nhu cầu canxi của cơ thể tăng lên 1.200mg/ ngày. Bạn hãy bổ sung sữa không đường tách béo, các loại đậu, động vật có vỏ, trứng… vì đây là nguồn thực phẩm giàu canxi
Ngoài ra, phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh còn cần nên hạn chế các loại thực phẩm như: Thực phẩm giàu chất béo bão hòa (mỡ động vật, các chế phẩm từ sữa như bơ, phô mai…), thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế cao (bánh mì trắng, bánh ngọt, kẹo, kem, nước ngọt…), thức uống chứa caffein…
Tập luyện thể thao thường xuyên
-Tập luyện thể thao thường xuyên không chỉ giúp cơ thể săn chắc, duy trì cân nặng ở mức hợp lý mà còn tăng cường hệ miễn dịch, từ đó giúp chị em phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh phòng tránh được loãng xương, tiểu đường, tim mạch và cải thiện tinh thần, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi.
Đặc biệt, các bài tập xương chậu có thể hữu ích cho phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Các bài tập tác động vào xương chậu giúp duy trì sức khỏe xương, giảm nguy cơ loãng xương – vấn đề phổ biến trong tiền mãn kinh và mãn kinh.
Dưới đây là một số bài tập xương chậu tốt cho phụ nữ mãn kinh:
Squats: Đứng thẳng với chân rộng hơn vai và khụy gối, hạ mông xuống và đẩy lên bằng cả hai chân. Lặp lại động tác này 10 – 15 lần giúp các cơ xương chậu, đùi và hông hoạt động nhịp nhàng hơn.
Lunges (bước chân): Đứng thẳng, bước chân về trước và khụy gối xuống cho đến khi đùi song song với sàn. Đẩy người lên bằng chân trước và quay trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại với chân bên kia. Bài tập này tập trung vào cơ xương chậu và đùi.
Glute bridges (gập mông): Nằm xuống sàn với đầu gối uốn gọn và chân sát vào mông. Đẩy mông lên cao, nắm chặt cơ mông và đùi. Giữ trong vài giây và hạ xuống vị trí ban đầu. Bài tập này giúp cơ mông và xương chậu săn chắc, dẻo dai hơn.
Yoga hoặc Pilates: Một số động tác yoga và Pilates tập trung vào việc gia tăng sự linh hoạt, cân bằng và lực ở cơ xương chậu, vì vậy chị em phụ nữ nên dành thời gian cho 2 bộ môn này.
Tuy nhiên, trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập thể dục nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc huấn luyện viên thể dục để đảm bảo rằng bạn chọn những bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của
mình.
Ngủ đủ giấc
– Phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh hạn chế thức khuya, nên ngủ đủ 7 – 8h/ngày để giúp cơ thể khỏe hơn. Một số nghiên cứu cho biết, việc tập yoga, thiền định hoặc thái cực quyền có thể giúp phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh dễ đi vào giấc ngủ hơn. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng rượu trước khi đi ngủ vì nó có thể khiến bạn mệt mỏi, đau đầu và khó ngủ hơn. Thay vì uống rượu, bạn có thể uống một ly sữa ấm, giúp bạn thư giãn và dễ ngủ hơn.
Sử dụng thuốc theo chỉ định
– Nếu chị em đã áp dụng các biện pháp kể trên nhưng triệu chứng tiền mãn kinh vẫn không được cải thiện và trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt thì chị em nên gặp bác sĩ chuyên khoa để nhờ sự giúp đỡ.
Sau khi thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc như thuốc chống trầm cảm liều thấp, thuốc ngăn chặn hoặc điều trị bệnh liên quan đến xương khớp hoặc liệu pháp hormone thay thế. Tuy nhiên, bạn không được tự ý dùng thuốc vì có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm với sức khỏe, cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về loại thuốc, liều lượng…
Liệu pháp hormone
-Liệu pháp hormone còn được gọi là hormone thay thế, thường được sử dụng trong việc điều trị hoặc làm giảm các triệu chứng của tiền mãn kinh – mãn kinh ở phụ nữ. Phương pháp này chủ yếu tập trung vào việc thay thế estrogen mà cơ thể bạn không còn sản xuất sau khi mãn kinh. Có hai loại liệu pháp estrogen chính:
Liệu pháp hormone toàn thân: Estrogen toàn thân – có dạng thuốc viên, miếng dán da, vòng, gel, kem hoặc dạng xịt – thường chứa một lượng estrogen cao hơn được đưa vào cơ thể nhằm điều trị triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh.
Sản phẩm đặt âm đạo liều thấp: Các chế phẩm estrogen âm đạo liều thấp có dạng kem, viên nén hoặc dạng vòng – giảm thiểu lượng estrogen được cơ thể hấp thụ. Do đó, các chế phẩm âm đạo liều thấp thường chỉ được sử dụng để điều trị các triệu chứng về âm đạo và tiết niệu của thời kỳ mãn kinh.
Nếu bạn chưa cắt bỏ tử cung, bác sĩ thường sẽ kê toa estrogen cùng với progesterone hoặc progestin (thuốc giống như progesterone). Điều này là do khi dùng riêng estrogen có thể kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung, làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Nếu bạn đã cắt bỏ tử cung, bạn có thể không cần dùng progestin.
Sử dụng thuốc trì hoãn tuổi tiền mãn kinh: Coi chừng rước họa
Với tâm lý muốn níu kéo những tháng năm rực rỡ tuổi thanh xuân, cũng như lo lắng về những “cơn bão tố” mà phụ nữ phải trải qua, nhiều chị em đã tìm đến các loại thuốc trì hoãn tuổi mãn kinh.
Thuốc trì hoãn tuổi tiền mãn kinh cũng được gọi là thuốc kéo dài tuổi trung niên, là một phương pháp khác để giảm triệu chứng tiền mãn kinh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc tự ý sử dụng các loại thuốc trì hoãn tuổi tiền mãn kinh mà không có sự chỉ định của bác sĩ sẽ khiến các chị em gặp phải các tác dụng phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh lý.
-Một số tác dụng phụ có thể gặp là tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư tử cung, huyết khối và các vấn đề về tim mạch. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc này cũng có thể gây ra sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Việc bổ sung nội tiết tố “ngoại lai” không có sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa, hệ trục Não bộ – Tuyến yên – Buồng trứng có khả năng hiểu lầm (phản ứng ngược) cơ thể đã đủ nội tiết tố, từ đó giảm sản xuất nội tiết tố nội sinh, hệ trục yếu dần và tình trạng thiết hụt nội tiết nội sinh (do cơ thể sản xuất) ngày càng trầm trọng và làm “tê liệt” chức năng của hệ trục trung ương. Ngoài ra, nếu tự ý bổ sung Estrogen tổng hợp có thể dẫn đến huyết khối, thường là ở phổi và ruột.
Khắc phục triệu chứng tiền mãn kinh với Bộ sản phẩm Vạn Xuân
Theo Đông y, rối loạn tiền mãn kinh có 3 triệu chứng thường gặp.
Rối loạn kinh nguyệt, đau bụng khi có kinh, rối loạn chu kì kinh nguyệt: thời gian, số lượng do hàn, hư, thực: dùng sản phẩm Điều kinh Vạn Xuân; chứng nhiệt dùng Dehovi.
Bốc hỏa:
2.1 Thường 80% do âm hư hỏa vượng, nóng nực, ho khan, dễ cáu gắt. Ăn nhiều, uống nhiều, khô họng, bứt rứt vật vã, toát mồ hôi, dùng Superyin là bài thuốc đại bổ âm chữa âm hư hỏa vượng.
2.2 Nếu nhiệt nhiều, nóng ran chân tay thì dùng Dehovi
2.3 Nếu chân tay lạnh thì chứng âm hư hỏa không vượng, dùng Lục vị Vạn Xuân.
Rối loạn thần kinh trung ương
3.1 Rối loạn tiền đình: chóng mặt, buồn nôn, rối loạn thị lực, mất cân bằng, mất phương hướng không gian, nhức đầu, nói lắp, cảm giác nôn nao say sóng: dùng sản phẩm Vinagod.
3.2 Rối loạn giấc ngủ: nếu không có nguyên nhân khác, tim mạch,… thường là do mất cân bằng âm dương.
3.2.1 Mất ngủ đầu giấc khi ngủ: dùng Superyin, mỗi lần 2 viên trước khi ngủ
3.2.2 Ngủ ít, hay thức giấc: thận dương hư dùng V.UI mỗi lần 1 gói
Tóm lại: giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ thường gặp 3 triệu chứng: rối loạn kinh nguyệt, bốc hỏa, rối loạn thần kinh trung ương. Thường dùng kết hợp 3 loại sản phẩm Vạn Xuân:
– Điều kinh Vạn Xuân
– Superyin
– Vinagod
Nếu có triệu chứng bốc hỏa nhiều lần trong ngày thì dùng Superyin thêm mỗi lần 2-3 viên trước khi có dấu hiệu bốc hỏa. Nếu có dấu hiệu rối loạn tiền đình thì dùng Vinagod mỗi lần 2-3 viên trước khi có dấu hiệu rối loạn tiền đình.